bảo quản thuốc và dụng cụ y tế

cách bảo quản thuốc và dụng cụ y tế

Người đăng: Unknown on Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014

Cách bảo quản thuốc và dụng cụ y tế

Thuốc và dụng cụ y tế là những loại hàng hoá rất dễ bị hư hại. Do đó việc bảo quản thuốc và dụng cụ y tế là một qui trình khoa học nhằm giữ cho thuốc và dụng cụ y tế không bị hư hại và giữ được nguyên vẹn tính chất của thuốc và khả năng sử dụng của dụng cụ y tế.


1. Cách bảo quản thuốc:

a. Thuốc bột:

- Với thuốc mới hập thì kiểm tra đầy đủ, thuốc nào chưa đóng gói thì đóng gói lại.

- Khi đóng gói lẻ để dễ cấp phát, có thể đóng trong túi PE. Nếu gói bằng túi giấy thì chỉ gói vừa đủ dùng chỉ một tuần. Khi xuất lẻ phải chuẩn bị đầy đủ phương tiện cân, đong, bao gói để hạn chế tiếp xúc với không khí tối thiểu. Đối với thuốc dễ chẩy nước hoặc dễ oxy hoá thỉ phải đóng trong điều kiện tránh ánh sáng.

- Đối với một số thuốc bột hút ẩm mạnh thì chú ý bảo vệ bao bì nguyên vẹn, nếu bị thủng rách thì nên dùng các chất hút ẩm mạnh để xử lý.

- Phân loại, sắp xếp hợp lý, bảo quản đúng theo yêu cầu từng loại thuốc

b. Thuốc viên

- Khi xuất nhập phải kiểm tra bao bì, nút nắp, băng xi đảm bảo đúng yêu cầu chưa.

- không chất vật cứng, nhiều góc cạnh lên bao bì mềm chứa thuốc viên, không nén chặt khi đóng gói..

- Viên có hoạt chất dễ bay hơi thì không đóng gói trong túi PE

- Nếu đóng gói lẻ thì nên đóng đủ liều trong một đợt điều trị, hoặc trong vài ngày , không đóng gói quá nhiều.


- Khi sắp xếp trong kho phải chú ý tới sức chịu đựng của giá kệ, sức chịu đựng nén của họp

- Cần phân loại và sắp xếp hợp lí cho thuốc tránh ánh sáng và nhiệt độ.

 c. Thuốc tiêm

- Thường xuyên kiểm tra thuốc kém chất lượng như đổi màu, vẩn đục, kết tủa...thì loại bỏ.

- Bảo quản đúng chế độ với từng hạn dùng các loại thuốc ngắn ngày như vacxin, huyết thanh...

- Đối với kháng sinh thì nhất thiết phải kiểm tra phẩm chất và tiến hành phân loại. Loại chưa nhiễm ẩm thì tiến hành bao sáp, còn nhiễm ẩm rồi thì hút ẩm rồi bao sáp.

c. Thuốc dạng lỏng

- Tránh nấm mốc: khi pha chế phải đúng kĩ thuật và vô khuẩn. Phải đóng gói thật kĩ.
- Tránh đổ vỡ khi va chạm: nên chèn lót kĩ càng khi cất giữ, vận chuyển phải nhẹ nhàng và có ghi chữ hàng dễ vỡ.

2. Bảo quản dụng cụ y tế.


1. Bảo quản dụng cụ y tế- dụng cụ thuỷ tinh


Nguyên nhân hư hỏng:

- Nước và khi CO2 trong không khí
- Nấm mốc môi trường
-  Nhiệt độ
- Va chạm

ki thuật bảo quản



- Loại dụng cụ đo lường chính xác phải đẻ nên thoáng mát, nhiệt độ ổn định.
- Loại máy móc quang học phải đặt ở nơi môi trường kín , chống ẩm, chống nấm.
- Đối với ống tiêm và huyết thanh thì loại này phải bảo quản cẩn thận hơn, vì loại này khó rửa sạch
- Dụng cụ quang học như ống kính, bàn đếm hồng cầu...thì nên đặt trong bình kín, chốn nấm.
- Khi vận chuyển thì ghi kí hiệu dễ vỡ và ngăn cách các dụng cụ với nhau
- Không xếp vật nặng đè lên dụng cụ thuỷ tinh. Nhét đầy các vật đệm xung quanh để tránh vỡ khi vận chuyển.


2.Cách bảo quản thuốc và dụng cụ y tế kim loại


Nguyên nhân ăn mòn:

- Oxy và độ ẩm.
- Bụi
- Hoá chất

Kĩ thuật bảo quản:

Chống ăn mòn bằng cách : Cải thiện môi trường, cách li dụng cụ y tế và môi trường bên ngoài, dùng chất ức chế ăn mòn và chế tạo dụng cụ bằng hợp kim hay thép không rỉ.

Bảo quản dụng cụ kim loai trong kho:
- Kho phải sạch sẽ thoáng khí, trong kho phải sắp xếp sao cho dễ kiểm tra, dễ cấp phát và vệ sinh. Cửa kho phải kín và có bố trí thông gió. Duy trì độ ẩm và nhiệt độ thích hợp.
- Dụng cụ phải để trên giá, kệ, tủ có phân thành các nhóm như : dụng cụ lẻ, dụng cụ xếp thành nhóm ..mỗi đơn vị đóng gói phải ghi nhãn, mỗi khoang bảo quản phải có danh mục dụng cụ chung
- Không để dụng cụ y tế chung với dụng cụ cao su và các chất ăn mòn như axit, hoá chất..
- Bôi dầu mỡ hoặc cho vào túi PE hàn kín để tránh tiếp xúc với môi trường.
- Tránh sức mẻ các dụng cụ có lưỡi sắc, nếu có lò xo thì phải nhả lò xo, dụng cụ có moc cưa thì phải cài vào nấc thứ nhất khi bảo quản.
- Định kì kiểm tra và phát hiện dụng cụ bị hư hỏng kịp thời. Khi kiểm tra không cầm dụng cụ bằng tay mà dùng bao tay, tránh dùng găng tay cao su vì lưu huỳnh sẽ ăn mòn dụng cụ.


2.Cách bảo quản thuốc và dụng cụ y tế cao su.

Khi bảo quản trong kho thì:

- Kho chứa phải kín, tránh gió lùa vào và tránh không khí lưu thông bên trong, không dùng quạt gió và hệ thống thông gió.
- Khi nhập dụng cụ cao su về thì để nguyên bao gói và xếp đầy trong tủ, để tránh dụng cụ tiếp xúc với không khí.
- Trong tủ hoặc kho bảo quản nên có một ít aborni Carbonat sẽ bảo quản tốt hơn.
- Đối với dụng cụ mỏng như vải cao su hoặc găng tay cao su thì thoa lên một ít bột tale để ngăn chặn oxy xâm nhập.


- Đối với dụng cụ cao su ống to phải nút kín hai đầu, ống ngắn thì phải xếp theo chiều dài, còn ống dài thì phải cuộn vòng tròn khi bảo quản.
- Nhà kho nên đóng kín để tránh anh sáng trực tiếp.
- Giữ độ ẩm và nhiệt độ thích hợp
- Đề phòng tác động cảu hoá chất như không để lẫn cao su với các chất có chứa chất oxy hoá

Trên đây là các qui định về cách bảo quản thuốc và dụng cụ y tế khoa học đã được khoa học qui chuẩn.
More aboutcách bảo quản thuốc và dụng cụ y tế