cách bảo quản thuốc shisha

Người đăng: Unknown on Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

Cách bảo quản thuốc shisha

Thuốc shisha là một dạng thuốc lá điện tử mà trào lưu ngày nay được nhiều bạn trẻ ưa chuộng. Nhiều người cho rằng hút thuốc shisha có thể bỏ được thuốc lá thật. Sau đây là những cách bảo quản thuốc shiaha để sử dụng được lâu dài.


Shisha là gì?

Shisha là tên gọi của một loại thuốc hút có xuất xứ từ Ả Rập từ hơn 400 năm trước. Shisha còn có tên gọi là thuốc lào Ả Rập, thực chất là một loại cỏ được tẩm thêm mật ong cùng các hương liệu trái cây như nho, cam, táo, dâu...
Thuốc Shisha truyền thống ở Ả Rập được hút thông qua điếu Hookah. Trong đó, những loại thảo mộc tạo mùi thơm được đốt cách nhiệt bằng than, qua một ống nước và hút bằng ống.

Trong quá khứ, shisha đã từng rất thịnh hành, nhưng đến khoảng thế kỷ XVI - XVII, thuốc lá từ châu Âu du nhập vào khiến lượng người dùng shisha giảm hẳn đi. 

Để giữ chân khách hàng, người ta đã chế ra những chiếc bình rất hấp dẫn, cầu kỳ, cho lọc qua nước và nghĩ rằng điều này khiến cho vị của shisha đậm đà hơn. Đây được cho là một phương thức để Shisha cạnh tranh với thuốc lá lúc bấy giờ.

Tác hại của shisha:


Tuy nhiên, Shisha có những điểm nguy hiểm hơn ở cách sử dụng tập thể, điều này rất đang lo ngại. Đầu tiên là lôi kéo người khác cùng sử dụng, thậm chí ép buộc họ phải sử dụng chung. Thứ hai, chúng ta một bình Shisha như vậy thời gian ít nhất là 40 phút, như vậy, số lần hít vào sẽ là từ 50 – 200 lần, lượng khói đưa vào cơ thể sẽ gấp từ 100 – 200 lần so với hút 1 điếu thuốc lá, đó là lượng khói rất khủng khiếp. Lượng khói này tương đương 0,15 – 0,5 lít khói.


Đặc biệt, lượng nicotine vào trong cơ thể do hút Shisha còn cao hơn thuốc lá đến 75%. Như vậy, không những lượng nicotine có mà còn đưa vào phổi nhiều hơn cả khi hút thuốc lá. Hút Shisha cũng có tác hại không kém gì thuốc lá, cũng gây ung thư… Tổ chức Y tế thế giới nói lợi ích và tác hại thuốc lá điện tử (WHO) nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ các bệnh răng miệng, ung thư phổi ở những người sử dụng Shisha thường sẽ gấp 5 lần so với những người không sử dụng.

Cách bảo quản thuốc shisha


Thuốc shisha được xem như là thuốc lá điện tử , là một dòng sản phẩm thay thế hữu hiệu cho thuốc lá thật, giúp những ngưởi nghiện thuốc lá cai thuốc một cách nhanh chóng và hiệu quả vì không trực tiếp tạo khói, không ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người. Sau đây là những cách bảo quản thuốc shisha hiệu quả.

1. Bạn nên sử dụng kiệt pin ngay trong lần đầu tiên sau đó xạc thật lâu (khoảng 5 đến 6 tiếng đồng hồ), các lần tiếp sau đó xạc pin theo đúng chỉ dẫn của sản phẩm.

2. Hạn chế xạc pin khi điếu máy vẫn còn pin.

3. Tránh để pin tiếp xúc với không khí ẩm ướt đặc biệt là nước.

4. Tháo pin ra và cất giữ ở nơi kho ráo trong trường hợp lâu không sử dụng.

5. Lau chùi định kỳ đặc biệt là phần diện tích tiếp giáp giữa pin và buồng đốt.


Những cách bảo quản thuốc shisha như trên sẽ giúp cho người dùng sử dụng được lâu hơn tốt hơn.
More aboutcách bảo quản thuốc shisha

cách bảo quản thuốc nhuộm tóc

Người đăng: Unknown on Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

Cách bảo quản thuốc nhuộm tóc

Thuốc nhuộm tóc có thể giúp cho nhiều người có màu tóc đẹp, phù hợp với khuôn mặt, màu mắt và màu da của mình. Sẽ tạo cho mình sự tự tin cũng như một phong cách mới.



Thành phần

Thành phần hóa học chủ yếu của thuốc nhuộm tóc thường là: Para Phenylene Diamine (PPD); Resorcinol; Carboxy Methyl Cellulose (CMC); Hydrogen peroxide; Propy parapen; Cethyl Acohol. Các chất này có thể gây dị ứng, nhất là PPD. Dị ứng có thể xảy ra ở lần nhuộm đầu tiên hoặc những lần sau; độ nặng nhẹ tuỳ theo cơ địa của từng người.
 
Một số tác dụng phụ:

Nhuộm tóc gây hại cho da đầu và tóc

Nhuộm tóc dễ gây hư tổn cho mái tóc là điều ai cũng biết nhưng gây hại cho sức khỏe và da đầu thì không phải ai cũng biết rõ. Các màu nhuộm hot nhất lại là thủ phạm khiến da đầu bị ngứa, bỗng nhiên xuất hiện nhiều gàu, xuất hiện nhiều nốt đỏ ở chân tóc gây ngứa ngáy khó chịu.

Có rất nhiều người sau khi nhuộm tóc xong xuất hiện nhiều triệu trứng dị ứng với hóa chất. Dấu hiện của người nhuộm tóc do dị ứng thuốc đó là nổi mụn da đầu, đóng vảy, chảy mủ. Thậm chí lây lan ra cả vùng mặt, chân tay để lại sẹo thâm. Nếu như không chữa trị dứt điểm, đúng cách và kịp thời dễ dẫn tới nhiễm trùng.

Nhuộm tóc có thể ảnh hưởng tới các bộ phận khác trên cơ thể

Nhiều người không thể tưởng tượng và tin thuốc nhuộm không chỉ có tác động xấu tới tóc và da đầu mà còn gây 1 số bệnh trên cơ thể. Các chuyên gia y tế của Mỹ đã chỉ ra rằng các thành phần độc hại của 1 số thuốc nhuộm không rõ nguồn gốc có thể gây gây dị ứng, chàm, hen, loét dạ dày, làm da mẩn đỏ, nhạy cảm với nắng và có thể gây tử vong nếu ngộ độc nặng.

Thuốc nhuộm cũng có thể là tác nhân của những cơn đau đầu kinh niên, bệnh trầm cảo, thậm chí ảnh hưởng xấu tới gan, thận, não


Những lưu ý khi sử dụng thuốc nhuộm tóc.

- Trước khi nhuộm tóc, cần kiểm tra độ nhạy cảm của da đầu bằng cách: pha thuốc nhuộm màu (color cream) và chất khai triển (cream developer) với tỷ lệ bằng nhau trong một cái cốc nhựa, sau đó bôi một ít (rất mỏng) vào da vùng sau tai hoặc mặt trong cẳng tay. Sau 48 giờ nếu không có hiện tượng gì xảy ra thì nhuộm được. Nếu tại vị trí đó xuất hiện ngứa, ban đỏ, mụn nước thì không nên dùng sản phẩm này.


- Sau đó, cần kiểm tra sợi tóc bằng cách cắt một ít tóc ở gáy, buộc gọn lại, bôi thuốc đã pha, để 30 phút, sau đó làm sạch bằng nước ấm, sấy khô. Nếu màu nhuộm lên đúng như ý bạn thì có thể dùng sản phẩm này.

- Để tránh những tác dụng phụ của thuốc, không nhuộm trong các trường hợp: đã bị dị ứng với thuốc nhuộm tóc, da đầu bị tổn thương: chấn thương, chốc lở, loét hoặc bị bong vảy da.

- Tránh để thuốc rơi vào mắt. Nếu bị, phải rửa ngay bằng nước ấm và đến bác sĩ chuyên khoa mắt để điều trị.

- Có cách bảo quản thuốc nhuộm tóc hiệu quả.

- Khi dùng thuốc nhuộm tóc, phải đeo găng tay.

- Không để thời gian ngấm thuốc vượt quá quy định.

- Xả thật sạch tóc sau khi nhuộm.

- Thuốc đã pha không dùng đến phải bỏ ngay. 

- Nhớ để xa tầm với của trẻ em.

Các cách bảo quản thuốc nhuộm tóc

Thuốc nhuộm tóc cũng có các thành phần dễ bị hư khi tiếp xúc với ánh sáng cho nên cần phải bảo quản thuốc nhuộm tóc ở nơi khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ. Tránh để thuốc nhuộm tóc nơi ẩm thấp và tránh ánh sáng trực tiếp. Để xa tầm tay của trẻ em.
  • More aboutcách bảo quản thuốc nhuộm tóc

    cách bảo quản thuốc efferalgan

    Người đăng: Unknown on Thứ Hai, 15 tháng 12, 2014

    Cách bảo quản thuốc efferalgan

    Efferalgan là có tác dụng hạ sốt giảm đau thường dùng điều trị chứng đau đầu, cúm, đau răng, nhức mỏi cơ. Tuy nhiên, phải cẩn thận với người bị suy thận. Thuốc đặt hậu môn hạ sốt thường được dùng cho trẻ hay bị nôn, trớ khi uống thuốc. Cần biết cách bảo quản thuốc efferalgan để thuốc không bị hư và có tác dụng tốt.


    Tiện lợi của việc sử dụng thuốc  efferalgan

    Sử dụng thuốc đạn tránh được sự hoạt động của bộ máy tiêu hóa, đặc biệt đối với những trường hợp dược chất gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Hơn nữa tránh được sự biến chất của dược chất dưới tác dụng của dịch tiêu hóa. Đó là đường thay thế đường uống thích hợp nhất đối với các thuốc có mùi vị khó chịu, khi uống dễ gây nôn mửa hoặc đối với các trường hợp bệnh nhân bị tổn thương ở đường tiêu hóa hoặc đang ở trạng thái hôn mê, bất tỉnh không thể uống thuốc được.

    Đặc biệt thuốc đặt rất phù hợp với trẻ em thay cho đường uống hoặc đường tiêm vì trẻ em thường không muốn uống thuốc và rất sợ tiêm thuốc, hơn nữa trẻ lại rất nhạy cảm với các phản ứng phụ khi tiêm.

    Tuy nhiên, trong những trường hợp bệnh nhân bị táo bón hoặc trực tràng mới bị tổn thương như viêm hậu môn, viêm trực tràng, chảy máu trực tràng không nên dùng vì lớp niêm dịch ở trực tràng không bình thường sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu của thuốc, làm giảm tác dụng điều trị.

    Cách sử dụng viên thuốc efferalgan

    Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc đặt, phổ biến là các thuốc hạ sốt giảm đau do hãng UPSA của Pháp sản xuất với biệt dược efferalgan có hàm lượng 80mg, 150mg, 300mg... dùng thích hợp cho trẻ em. . Phải đặt viên thuốc vào khoảng 4cm đầu tiên của trực tràng, thông thường phải đặt vừa ngập hết chiều dài viên thuốc, không nên ấn vào sâu quá để cố định viên thuốc tại vùng hấp thu mong muốn.


    Phương pháp đặt thuốc efferalgan đúng cách

    Khi sử dụng thuốc đặt hậu môn cần chú ý đặt đầu nhọn viên thuốc vào trước và bóp hai mép hậu môn lại trong vài giây. Nếu viên thuốc bị nhão do điều kiện bảo quản không tốt, thì phải chọn loại khác có cùng hàm lượng đã được để đông cứng trong tủ lạnh trước đó. Khi đặt thuốc cần để trẻ nằm nghiêng co hai chân, rồi dùng tay sạch nhét viên thuốc vào sâu trong hậu môn và để trẻ nằm yên một thời gian.

    Cần chú ý, nên đặt thuốc sau khi trẻ đã đi đại tiện. Nếu còn sốt, sau 6 giờ có thể đặt viên khác, nhưng không được quá 4 viên/ ngày. Không dùng nhiều loại thuốc có chứa paracetamol cùng một lúc để tránh quá liều có hại cho gan.


    Cách bảo quản thuốc efferalgan


    Nên bảo quản thuốc efferalgan ở nhiệt độ dưới 30oC. Với nhiệt độ này, thuốc efferalgan bảo đảm đủ độ cứng để dễ dàng đưa vào trực tràng. Trường hợp nhiệt độ môi trường quá cao (ngày hè trời nóng), do điều kiện bảo quản, vì lý do nào đó có thể thuốc sẽ không đủ độ cứng, trước khi dùng nên để thuốc vào tủ lạnh ít phút để thuốc cứng trở lại, thao tác được dễ dàng hơn.


    Bảo quản thuốc efferalgan ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp. Tránh những nơi ẩm thấp và nhiệt độ cao. Để xa tầm tay trẻ em.

    Trên đây chúng ta đã biết qua về cách thức sử dụng cũng như cách bảo quản thuốc efferalgan tốt nhất. Tuy nhiên không nên tự ý sử dụng mà nên có sự hướng dẫn của bác sĩ để được an toàn nhất.
  • More aboutcách bảo quản thuốc efferalgan

    cách bảo quản thuốc enterogermina

    Người đăng: Unknown on Chủ Nhật, 14 tháng 12, 2014

    Cách bảo quản thuốc enterogermina

    Thuốc  enterogermina giúp điều trị và phòng ngừa rối loạn tiêu hoá, phục hồi kháng sinh đường ruột và tăng hấp thu vitamin nội sinh.


    1. Thành phần

     Enterogermina có chứa các bào tử Bacillus clausii bình thường sinh sống tại ruột mà không sinh bệnh. Khi uống các bào tử Bacillus clausii, nhờ vào khả năng đối kháng mạnh với các tác nhân hóa học và vật lý,men đi qua hàng rào ruột một cách nguyên vẹn, vào ống tiêu hóa và chuyển thành các tế bào dinh dưỡng có khả năng trao đổi chất dạng hoạt động.

    Nhờ tác dụng của Bacillus Claussi nên  Enterogermina khi uống vào góp phần hỗ trợ khôi phục hệ khuẩn chí đường ruột đã bị thay đổi do nhiều nguồn gốc. Hơn nữa, Bacillus Claussi có khả năng sản xuất một số vitamin đặc biệt vitamin nhóm B cũng góp phần bổ xung vitamin thiếu hụt do việc dùng kháng sinh và hóa trị liệu.  Enterogermina có thể giúp tạo một tác dụng đối kháng và khử độc liên quan mật thiết với cơ chế tác dụng của Bacillus clausi.

    2. Tác dụng

    – Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa rối loạn vi sinh đường ruột và bệnh lý kém hấp thu vitamin nội sinh.

    –  Hỗ trợ để phục hồi hệ vi sinh đường ruột bị ảnh hưởng khi dùng thuốc kháng sinh hoặc hóa trị.


    – Rối loạn tiêu hóa cấp và mạn tính ở trẻ em do nhiễm độc hoặc rối loạn vi sinh đường ruột và kém hấp thu vitamin.

    3. Chống chỉ định

    Tiền sử dị ứng với một trong các thành phần của thuốc.

    4. Liều lượng

    Người lớn: 2 - 3 ống/ngày.

    Trẻ em: 1 - 2 ống/ngày.

    Trẻ nhỏ: 1 - 2 ống/ngày.

    5. Cách bảo quản thuốc  enterogermina

    Cách bảo quản thuốc enterogermina tốt nhất là để nơi thoáng mát, nhiệt độ mát lạnh, tránh ẩm và tránh ánh sáng trực tiếp.

    Trường hợp đang uống thuốc enterogermina nửa chừng có thể bảo quản nửa ống thuốc còn lại bằng cách sử dụng nylon bọc thức ăn, bọc miệng ống thuốc, sau đó để ở ngăn mát tủ lạnh là được.



  • More aboutcách bảo quản thuốc enterogermina

    cách bảo quản thuốc viên nén

    Người đăng: Unknown on Thứ Bảy, 13 tháng 12, 2014

    Cách bảo quản thuốc viên nén

    Thuốc viên nén là một dạng thuốc được nén thành viên tuỳ vào mục đích sử dụng cũng như để dễ dàng cho vận chuyển, đóng gói và bảo quản. Bảo quản thuốc viên nén là tuân theo một qui trình kĩ thuật và có kiểm soát chặt chẽ để giữ được giá trị của thuốc cũng như không làm hư thuốc.


    1. Định nghĩa viên nén.

    Viên nén có nhiều hình dạng, kích thước; có thể được điều chế bằng cách nén một hay nhiều dược chất. Mỗi viên nén là một đơn vị liều, do đó rất dễ sử dụng, dễ vận chuyển và dễ bảo quản. Tốt nhất là nên uống vơi nhiều nước (nước đun sôi để nguội, khoảng 150ml). Tuy nhiên, viên nén có tác dụng chậm hơn thuốc tiêm, khó uống đối với trẻ em, người lớn tuổi, người đang bị hôn mê.

    2. Cách bảo quản thuốc viên nén.

    Thuốc viên chiếm tỉ lệ rất cao trong các loại thành phần. Thuốc viên có nhiều loại: viên nén ,viên nang , viên tròn..

    - Các thuốc viên thường có đặc điểm sau:
    - Có thành phần phức tạp mang nhiều hoá chất và tá dược khác nhau nên dễ hút ẩm, dễ bị oxy hoá
    - Chất bao viên có tác dụng bảo vệ và làm thuốc dễ uống nhưng các chất đó dẽ gây chảy dính, nấm mốc.

    -Để đảm bảo chất lượng thuốc viên nén cần tuân theo những nguyên tắc sau:

    - Khi xuất nhập phải kiểm tra bao bì, nút nắp, băng xi đảm bảo đúng yêu cầu chưa.

    - không chất vật cứng, nhiều góc cạnh lên bao bì mềm chứa thuốc viên, không nén chặt khi đóng gói..


    - Viên có hoạt chất dễ bay hơi thì không đóng gói trong túi PE

    - Nếu đóng gói lẻ thì nên đóng đủ liều trong một đợt điều trị, hoặc trong vài ngày , không đóng gói quá nhiều.

    - Khi sắp xếp trong kho phải chú ý tới sức chịu đựng của giá kệ, sức chịu đựng nén của họp

    - Cần phân loại và sắp xếp hợp lí cho thuốc tránh ánh sáng và nhiệt độ.
  • More aboutcách bảo quản thuốc viên nén

    cách bảo quản thuốc an cung ngưu hoàng hoàn

    Người đăng: Unknown on Thứ Sáu, 12 tháng 12, 2014

    Cách bảo quản thuốc an cung ngưu hoàng hoàn

    Thuốc  an cung ngưu hoàng hoàn là một phương thuốc cổ truyền của Trung Quốc được dùng cho người bị đột quỵ. Vì tính hiệu quả của nó hiện nay có nhiều người mua nhiều hộp thuốc cất giữ ở nhà để dùng cho người thân trong gia đình. Chúng ta hãy cùng xem qua về tác dụng cũng như cách bảo quản thuốc an cung ngưu hoàng hoàn như thế nào.


    1. Nguồn gốc xuất xứ  thuốc an cung ngưu hoàng hoàn

    An cung ngưu hoàng hoàn là phương thuốc Đông y nổi tiếng được ghi trong sách “Ôn bệnh điều biện” do danh y Ngô Đường, tự Cúc Thông, người đời Thanh (Trung Quốc) sáng chế và truyền lại cho đến ngày nay. Bài thuốc an cung ngưu hoàng hoàn này có các thành phần chính chủ yếu gồm: ngưu hoàng, xạ hương, trân châu, hoàng cầm, hoàng liên, uất kim, hùng hoàng, chu sa....tán bột thật mịn và đựng vào bao sáp làm thành viên.

    2. Thành phần và tác dụng  thuốc an cung ngưu hoàng hoàn

     Theo bản giới thiệu của Đồng Nhân Đường - Bắc Kinh thì An Cung Ngưu Hoàng Hoàn do danh y Ngô Cúc Thông đời Thanh sáng lập trên cơ sở kế thừa cổ phương, được bào chế từ những dược liệu thanh nhiệt, lương lương huyết, giải độc, hạ nhiệt tiêu đờm, thanh tâm...vvv dùng để chữa trị chứng bệnh mê man bất tỉnh, nhiệt bệnh, tà nhập tâm bào, sốt cao hôn mê, mê man nói nhảm, trung phong hôn mê cho đến các bệnh viêm não, viêm màng não, bệnh não do trúng độc, xuất huyết não, chứng bại huyết...

    Điều trị cấp cứu đột quỵ não, phòng ngừa và chủ trị các triệu chứng như tai biến mạch máu não, xuất huyết não, tê cứng hàm, co giật, hôn mê, nói nhảm, loạn ngôn. Tác dụng thanh nhiệt giải độc phòng chống các bệnh tại biến, co giật, thông mạch, cấp cứu và điều trị đột quỵ hiệu quả, bệnh nhiễm độc nặng, sốt cao, hôn mê,co giật, viêm màng não, viêm não..

    3. Những lưu ý khi sử dụng  thuốc an cung ngưu hoàng hoàn


     Thuốc an cung ngưu hoàng hoàn là một loại thuốc chứ không phải là một thực phẩm chức năng cho nên không được tự ý sử dụng mà phải có sự hướng dẫn của bác sĩ.

    Khi dùng An cung ngưu hoàng hoàn, nhất định phải có sự tư vấn, chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa. Ngay cả trong trường hợp cấp cứu tai biến mạch máu não, rõ ràng, An cung ngưu hoàng hoàn được dùng càng sớm sẽ càng tốt, tuy nhiên, vì không phải trường hợp nào cũng dùng được, nên quan niệm cứ tai biến là cho bệnh nhân uống sẽ có hiệu quả là quan niệm sai lầm.

    Trong thành phần của An cung ngưu hoàng hoàn có những thành phần như xạ hương, ngưu hoàng, sừng trâu... là những thứ cực lạnh, cho nên những người bị bệnh ở thể hư hàn thì tuyệt đối không sử dụng, nếu sử dụng sẽ khiến cho bệnh nặng lên. Còn, những trường hợp ở thể nhiệt thì sử dụng loại thuốc này lại rất tốt.

     Loại thuốc này được dùng cho những trường hợp trị bệnh đàm nhiệt, đàm mê tâm khiếu, hôn mê, thần trí hỗn loạn, bán thân bất toại... Do đó, khi sử dụng phải có sự chỉ định, và giám sát chặt chẽ của các bác sĩ đông y.

    4. Bảo quản  thuốc an cung ngưu hoàng hoàn


     Dạng đóng gói và bảo quản: đóng gói từng viên một trong hộp nhung và viên thuốc có bọc sáp.10 viên đóng gói trong một hộp to. Ngoài ra còn có một tờ hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Anh- tiếng Trung- Tiếng việt cho sản phẩm.
    Bảo quản  thuốc an cung ngưu hoàng hoàn trong điều kiện nhiệt độ mát dưới 25 độ.. Nên sử dụng trước hạn sử dụng ghi trên hộp thuốc 

    Trên đây đã nói về thành phần, tác dụng cũng như cách bảo quản  thuốc an cung ngưu hoàng hoàn. Chúng ta khi sử dụng thuốc thì nên cẩn thận và có sự hướng dẫn của bác sĩ cho an toàn.
    More aboutcách bảo quản thuốc an cung ngưu hoàng hoàn

    cách bảo quản thuốc và dụng cụ y tế

    Người đăng: Unknown on Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014

    Cách bảo quản thuốc và dụng cụ y tế

    Thuốc và dụng cụ y tế là những loại hàng hoá rất dễ bị hư hại. Do đó việc bảo quản thuốc và dụng cụ y tế là một qui trình khoa học nhằm giữ cho thuốc và dụng cụ y tế không bị hư hại và giữ được nguyên vẹn tính chất của thuốc và khả năng sử dụng của dụng cụ y tế.


    1. Cách bảo quản thuốc:

    a. Thuốc bột:

    - Với thuốc mới hập thì kiểm tra đầy đủ, thuốc nào chưa đóng gói thì đóng gói lại.

    - Khi đóng gói lẻ để dễ cấp phát, có thể đóng trong túi PE. Nếu gói bằng túi giấy thì chỉ gói vừa đủ dùng chỉ một tuần. Khi xuất lẻ phải chuẩn bị đầy đủ phương tiện cân, đong, bao gói để hạn chế tiếp xúc với không khí tối thiểu. Đối với thuốc dễ chẩy nước hoặc dễ oxy hoá thỉ phải đóng trong điều kiện tránh ánh sáng.

    - Đối với một số thuốc bột hút ẩm mạnh thì chú ý bảo vệ bao bì nguyên vẹn, nếu bị thủng rách thì nên dùng các chất hút ẩm mạnh để xử lý.

    - Phân loại, sắp xếp hợp lý, bảo quản đúng theo yêu cầu từng loại thuốc

    b. Thuốc viên

    - Khi xuất nhập phải kiểm tra bao bì, nút nắp, băng xi đảm bảo đúng yêu cầu chưa.

    - không chất vật cứng, nhiều góc cạnh lên bao bì mềm chứa thuốc viên, không nén chặt khi đóng gói..

    - Viên có hoạt chất dễ bay hơi thì không đóng gói trong túi PE

    - Nếu đóng gói lẻ thì nên đóng đủ liều trong một đợt điều trị, hoặc trong vài ngày , không đóng gói quá nhiều.


    - Khi sắp xếp trong kho phải chú ý tới sức chịu đựng của giá kệ, sức chịu đựng nén của họp

    - Cần phân loại và sắp xếp hợp lí cho thuốc tránh ánh sáng và nhiệt độ.

     c. Thuốc tiêm

    - Thường xuyên kiểm tra thuốc kém chất lượng như đổi màu, vẩn đục, kết tủa...thì loại bỏ.

    - Bảo quản đúng chế độ với từng hạn dùng các loại thuốc ngắn ngày như vacxin, huyết thanh...

    - Đối với kháng sinh thì nhất thiết phải kiểm tra phẩm chất và tiến hành phân loại. Loại chưa nhiễm ẩm thì tiến hành bao sáp, còn nhiễm ẩm rồi thì hút ẩm rồi bao sáp.

    c. Thuốc dạng lỏng

    - Tránh nấm mốc: khi pha chế phải đúng kĩ thuật và vô khuẩn. Phải đóng gói thật kĩ.
    - Tránh đổ vỡ khi va chạm: nên chèn lót kĩ càng khi cất giữ, vận chuyển phải nhẹ nhàng và có ghi chữ hàng dễ vỡ.

    2. Bảo quản dụng cụ y tế.


    1. Bảo quản dụng cụ y tế- dụng cụ thuỷ tinh


    Nguyên nhân hư hỏng:

    - Nước và khi CO2 trong không khí
    - Nấm mốc môi trường
    -  Nhiệt độ
    - Va chạm

    ki thuật bảo quản



    - Loại dụng cụ đo lường chính xác phải đẻ nên thoáng mát, nhiệt độ ổn định.
    - Loại máy móc quang học phải đặt ở nơi môi trường kín , chống ẩm, chống nấm.
    - Đối với ống tiêm và huyết thanh thì loại này phải bảo quản cẩn thận hơn, vì loại này khó rửa sạch
    - Dụng cụ quang học như ống kính, bàn đếm hồng cầu...thì nên đặt trong bình kín, chốn nấm.
    - Khi vận chuyển thì ghi kí hiệu dễ vỡ và ngăn cách các dụng cụ với nhau
    - Không xếp vật nặng đè lên dụng cụ thuỷ tinh. Nhét đầy các vật đệm xung quanh để tránh vỡ khi vận chuyển.


    2.Cách bảo quản thuốc và dụng cụ y tế kim loại


    Nguyên nhân ăn mòn:

    - Oxy và độ ẩm.
    - Bụi
    - Hoá chất

    Kĩ thuật bảo quản:

    Chống ăn mòn bằng cách : Cải thiện môi trường, cách li dụng cụ y tế và môi trường bên ngoài, dùng chất ức chế ăn mòn và chế tạo dụng cụ bằng hợp kim hay thép không rỉ.

    Bảo quản dụng cụ kim loai trong kho:
    - Kho phải sạch sẽ thoáng khí, trong kho phải sắp xếp sao cho dễ kiểm tra, dễ cấp phát và vệ sinh. Cửa kho phải kín và có bố trí thông gió. Duy trì độ ẩm và nhiệt độ thích hợp.
    - Dụng cụ phải để trên giá, kệ, tủ có phân thành các nhóm như : dụng cụ lẻ, dụng cụ xếp thành nhóm ..mỗi đơn vị đóng gói phải ghi nhãn, mỗi khoang bảo quản phải có danh mục dụng cụ chung
    - Không để dụng cụ y tế chung với dụng cụ cao su và các chất ăn mòn như axit, hoá chất..
    - Bôi dầu mỡ hoặc cho vào túi PE hàn kín để tránh tiếp xúc với môi trường.
    - Tránh sức mẻ các dụng cụ có lưỡi sắc, nếu có lò xo thì phải nhả lò xo, dụng cụ có moc cưa thì phải cài vào nấc thứ nhất khi bảo quản.
    - Định kì kiểm tra và phát hiện dụng cụ bị hư hỏng kịp thời. Khi kiểm tra không cầm dụng cụ bằng tay mà dùng bao tay, tránh dùng găng tay cao su vì lưu huỳnh sẽ ăn mòn dụng cụ.


    2.Cách bảo quản thuốc và dụng cụ y tế cao su.

    Khi bảo quản trong kho thì:

    - Kho chứa phải kín, tránh gió lùa vào và tránh không khí lưu thông bên trong, không dùng quạt gió và hệ thống thông gió.
    - Khi nhập dụng cụ cao su về thì để nguyên bao gói và xếp đầy trong tủ, để tránh dụng cụ tiếp xúc với không khí.
    - Trong tủ hoặc kho bảo quản nên có một ít aborni Carbonat sẽ bảo quản tốt hơn.
    - Đối với dụng cụ mỏng như vải cao su hoặc găng tay cao su thì thoa lên một ít bột tale để ngăn chặn oxy xâm nhập.


    - Đối với dụng cụ cao su ống to phải nút kín hai đầu, ống ngắn thì phải xếp theo chiều dài, còn ống dài thì phải cuộn vòng tròn khi bảo quản.
    - Nhà kho nên đóng kín để tránh anh sáng trực tiếp.
    - Giữ độ ẩm và nhiệt độ thích hợp
    - Đề phòng tác động cảu hoá chất như không để lẫn cao su với các chất có chứa chất oxy hoá

    Trên đây là các qui định về cách bảo quản thuốc và dụng cụ y tế khoa học đã được khoa học qui chuẩn.
    More aboutcách bảo quản thuốc và dụng cụ y tế

    cách bảo quản thuốc aquadetrim

    Người đăng: Unknown on Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014

    Cách bảo quản thuốc aquadetrim

    Thuốc aquadetrim được dùng chủ yếu để dự phòng và bổ sung can xi cho trẻ em. Vì thuốc aquadetrim có dạng thuốc nước cho nên chúng ta cần có cách bảo quản thuốc aquadetrim đúng cách để được sử dụng tốt nhất.

    Tác dụng thuốc aquadetrim

    Thuốc aquadetrim được sử dụng trong điều trị dự phòng thiếu Vitamin D . Dự phòng và điều trị bệnh còi xương, co cứng do thiếu canxi máu, bệnh loãng xương và các bệnh về xương do chuyển hoá nguyên phát (trong đó có bệnh giảm năng cận giáp và giả giảm năng cận giáp), điều trị dự phòng trong các điều kiện hấp thụ kém Vitamin D và hỗ trợ trong bệnh loãng xương.


    Thành phần thuốc aquadetrim

    Thành phần cho một 1ml (khoảng 30 giọt) Hoạt chất : Cholecalciferol 15 000 IU/ml Tá dược: Cremophor EL, đường sucrose ( 250 mg ), sodium hydrophosphatendodecahydrate, citric acid, anise aroma, benzyl alcohol (15 mg), nước cất.
     Dạng bào chế, đóng gói: Một lọ 10ml, 15 000IU/ml.

    Cách bảo quản thuốc aquadetrim

    Cách bảo quản thuốc aquadetrim là để nơi thoáng mát. Bảo quản thuốc aquadetrim ở 25 độ C, tránh ánh sáng trực tiếp, tranh nơi ẩm thấp. Để xa tầm tay của trẻ em.

    Theo kinh nghiệm của nhiều người thì khi dùng quadetrim(vitamind3) sau khi mở nắp thì không cần phải bảo quản trong tủ lạnh cũng được, cứ để nơi mát ko có ánh sáng chiếu vào. Tuy nhiên, sau 1 tháng sử dụng là phải bỏ, không được dùng tiếp.


    Liều dùng và cách dùng


    Cách dùng: dùng đường uống và nên dùng với nước. Một giọt chế phẩm chứa 500 UI (đơn vị quốc tế) vitamin D3.

    Để đong chính xác liều dùng, cần để lọ nghiêng 450 khi rót chế phẩm khỏi lọ.

    Liều dùng:


    Bệnh nhân cần dùng thuốc chính xác theo chỉ định của bác sĩ, nếu không có chỉ định cụ thể thì liều thường dùng là:

    Điều trị bệnh còi xương ở trẻ em: mỗi ngày 1 giọt.


    Điều trị bệnh:


    Liều điều trị 1.000 IU/ngày, trong 3 – 4 tuần có thể đến 3.000 – 4.000 IU dưới sự giám sát chặt chẽ của thầy thuốc kèm kiểm tra nước tiểu định kỳ. Liều 4.000 IU chỉ áp dụng cho các trường hợp biến dạng xương rõ ràng.

    Có thể lập lại liệu trình điều trị sau khi ngừng lần điều trị trước một tuần nếu có nhu cầu cần điều trị tiếp, khi đã có những kết quả điều trị cụ thể, chuyển sang dùng liều dự phòng 1 giọt/ngày.

    Liều điều trị dự phòng:


    Trẻ sơ sinh từ 3 – 4 tuần tuổi sinh đủ tháng, điều kiện sống tốt và được ra ngoài trời nhiều thời gian và trẻ nhỏ tới 2 – 3 tuổi: 500-1000 IU (1 – 2 giọt) mỗi ngày.

    Trẻ sinh non từ 7 – 10 ngày tuổi, sinh đôi, trẻ sơ sinh có điều kiện sống khó khăn: 1000-1500 IU (2 – 3 giọt)/ngày.


    Chống chỉ định


    Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc, bệnh rối loạn thừa canxi, mức canxi trong máu và nước tiểu cao, sỏi canxi thận, bệnh sarcoid, suy thận.

    Phụ nữ có thai và cho con bú

    Trong thời kỳ mang thai không được dùng vitamin liều cao vì khả năng gây quái thai bị khá nhiều.

    Thận trọng khi dùng cho phụ nữ cho con bú vì khi dùng liều cao có thể gây triệu chứng quá liều ở trẻ nhỏ.


    Cần tránh dùng quá liều.

    Trong một số trường hợp đặc biệt khi dùng chế phẩm cần phải loại trừ các nguồn khác có chứa vitamin D3. Dùng liều quá cao trong thời gian dài hoặc liều sốc có thể gây rối loạn thừa canxi D3. Nhu cầu vitamin D hàng ngày ở trẻ em và liều dùng cần được xác định cho từng cá nhân, kiểm tra định kỳ và thay đổi cho phù hợp, đặc biệt trong những tháng đầu của trẻ.

    Cần thận trọng khi dùng chế phẩm này cho các bệnh nhân bị bất động.

    Không được dùng canxi liều cao đồng thời với vitamin D3.

    Tương tác thuốc


    Thuốc chống động kinh, cholestyramin, rifampicin, parafin lỏng làm giảm hấp thu vitamin D. Dùng đồng thời với thiazid (thuốc lợi tiểu) tăng nguy cơ rối loạn thừa canxi. Dùng đồng thời với thuốc gây glycosid tim có thể tăng nguy cơ gây ngộ độc (tăng loạn nhịp tim).

    Tác dụng không mong muốn

    Trong sử dụng thuốc đúng liều chỉ định thường không thấy tác dụng không mong muốn. Trong trường hợp hãn hữu có mẫn cảm với vitamin D3 hoặc sử dụng quá liều cao trong thời gian dài có thể bị rối loạn thừa canxi. Rối loạn thừa canxi này thường biểu hiện như: chán ăn, sụt cân, rối loạn tiêu hóa (nôn và buồn nôn), táo bón, đau đầu, đau khớp, đau cơ, khô miệng, tiểu nhiều, trầm cảm, trầm cảm vận động, tăng canxi máu và nước tiểu, sỏi thận và vôi hóa mô có thể phát triển.

    Thông báo cho bác sĩ điều trị  nếu xảy ra các tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc.


    Quá liều


    Các tác hại do ngộ độc cấp hiếm xảy ra, thường chỉ bị trong trường hợp quá liều sau khi dùng liều 100.000 IU/ngày hoặc lớn hơn.

    Triệu chứng biểu hiện quá liều như: chán ăn, nôn và buồn nôn, táo bón, bồn chồn, tăng toan dạ dày, tiêu chảy, khát nước, tiểu nhiều, đau quặn ruột. Trầm cảm, trầm cảm vận động, sụt cân, tăng mức canxi máu và tiểu nhiều, sỏi thận và vôi hóa mô có thể phát triển. Các triệu chứng thường gặp hơn: đau đầu, đau cơ, đau khớp, trầm cảm, trầm cảm vận động, rối loạn mất điều hòa, yếu cơ và sụt cân nhanh. Có thể gây rối loạn chức năng thận kèm tiểu ra đạm và hồng cầu, tăng mất kali, đi tiểu dắt, tiểu đêm và tăng huyết áp.

    Trong trường hợp nặng có thể biểu hiện mờ giác mạc, thắt đĩa thần kinh thị giác, có thể có viêm mống mắt và đục thủy tinh thể. Sỏi thận, vôi hóa thận, vôi hóa cơ tim, mô mạch máu, phổi và da có thể phát triển. Hiếm khi thấy vàng da do mật.

  • More aboutcách bảo quản thuốc aquadetrim

    cách bảo quản thuốc lào

    Người đăng: Unknown

    cách bảo quản thuốc lào

    Bảo quản thuốc lào đúng cách sẽ giữ được độ ngon của vị thuốc cũng như tránh cho thuốc không bị nấm mốc, hư hại.



    Tập quán hút thuốc lào ở Việt Nam

    Theo Đào Duy Anh, cây thuốc lào có lẽ từ Lào (Ai Lao) du nhập vào Việt Nam nên mới có tên gọi như thế. Sách Vân Đài loại ngữ của Lê Quý Đôn và Đồng Khánh dư địa chí gọi cây thuốc lào là tương tư thảo (cỏ tương tư). Thời xưa, ngoài miếng trầu là đầu câu chuyện, thuốc lào cũng được đem ra để mời khách.

    Một số vùng, thuốc lào đã thành thương hiệu ngon nổi tiếng, như Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Kiến An (thuộc thành phố Hải Phòng) ... miền Nam có thuốc lào Cái Sắn, Xóm Mới, Gò Vấp ... ở vùng ông Tạ có nhiều tiệm thuốc lào như: Vĩnh Ký, Giang Ký, Vĩnh Phúc ... được quảng cáo là êm say như á phiện.

    Công cụ hút thuốc lào gồm ba loại chính:
    - Điếu ống
    - Điếu cày
    - Điếu bát.

    Cách hút thuốc lào.

    Sợi thuốc lào được vê tròn lại thành viên cỡ như đầu ngón tay út và tra vào nõ điếu. Sau đó dùng lửa để đốt cho thuốc cháy tạo thành khói đồng thời dùng miệng để hút. Châm lửa, tốt nhất là dùng đóm, là những mảnh tre, nứa, chẻ nhỏ và mỏng, sau đó đem ngâm nước, phơi khô ... để lửa cháy trong một khoảng thời gian vừa đủ, lại không có mùi lẫn vào như khi dùng que diêm.

    Lúc bắt đầu hút, người hút hít vào từng hơi ngắn để có thêm ô xy cho thuốc cháy đều và khói tích tụ trong thân điếu rồi mới hít một hơi thật sâu kèm theo một lượng khói lớn. Trước đó, người hút thường thổi một hơi ngắn và mạnh để xái thuốc lào văng ra khỏi nõ điếu. Động tác này đòi hỏi phải khéo léo để xái thuốc bắn ra đúng vị trí mình muốn, và phải có kinh nghiệm mới thực hiện thuần thục được.
    Chuồn chuồn hút thuốc lào

    Khói thuốc lào đã được làm giảm nhiệt và lọc bớt một số chất nhờ đi qua nước chứa trong thân điếu. Trong khi hút, hơi và khói thuốc khiến cho nước chứa trong điếu và khí phát ra tiếng kêu; người hút thích tiếng kêu phải giòn giã để tăng phần thú vị. Âm thanh này phụ thuộc cấu tạo của điếu và lượng nước đổ vào đó.

    Tác dụng của thuốc Lào.

    Thành phần của lá thuốc lào cũng tương tự thuốc lá và người hút hít vào lượng khói khá nhiều trong một lần hút nên cảm giác say thuốc mạnh hơn thuốc lá và có thể gây nghiện. Cảm giác say thuốc lào mạnh đến mức người mới hút hoặc người nghiện nhưng hút vào buổi sáng thường bị mất thăng bằng, nếu tư thế ngồi hút không vững rất dễ bị ngã.


    Hút như thế nào mới sành điệu

    Hút thuốc không chỉ cho đỡ cơn thèm theo thói quen, mà còn là sự thưởng thức, thể hiện nét "văn hoá hút thuốc lào" của người Việt.

    Hút một điếu thuốc mỹ mãn phải có 3 yếu tố: Thuốc ngon, điếu sạch, đóm cháy đều. Dùng cái thông nõ vài ba lần cho hết bã đọng trong nõ, giẻ lau vài lần lên quả điếu cho sạch, thổi se điếu cho thông, vê vê các sợi thuốc bằng hạt ngô, hạt đỗ (đậu) tra vào nõ, châm lửa đóm tre – đóm tre chẻ mỏng, hay nứa khô, (đã ngâm nước và phơi khô) hoặc các vật liệu cháy đượm khác, độ cháy phải đều đủ để đốt hết một điếu thuốc.

    Rít một hơi đầu: Roọc! Roọc! Ngừng rít, bỏ đóm ra khỏi nõ, dùng ngón tay dụt dụt vào thuốc trong nõ điếu. Tiếp tục rít: Roọc. roọc ... roóc ... roóc ... ... roóc ... tăng tốc đến đỉnh điểm của hơi rít, những sợi thuốc trong nõ đã tàn trắng, trong cổ họng rít đã đầy khói thuốc. Ngừng rít, tay búng nhẹ cho tắt đóm, bỏ se điếu khỏi miệng, cũng là lúc người hút kịp há miệng để khói thuốc bay ra, khói trắng như mây, mùi thơm lan toả, người đê mê hổn hển thở, mắt lim dim, chân tay bủn rủn giây lát. Người "nghiện" ngửi mùi khói thuốc có thể biết được thuốc ngon hay thường.

    Cách bảo quản thuốc lào như thế nào


     Phải biết cách bảo quản thuốc lào đúng cách để không bị hư, bị ẩm hoặc là nắm mốc. Bảo quản thuốc lào không đúng cách có thuốc lào hút không còn ngon, mất vị của thuốc.Bảo quản thuốc lào bằng cách để nơi thoáng mát, tránh hơi nóng và ánh nắng mặt trời.
  • More aboutcách bảo quản thuốc lào

    cách bảo quản thuốc siro

    Người đăng: Unknown

    Cách bảo quản thuốc siro

    Rất nhiều loại thuốc hiện nay được chế biến theo dạng thuốc siro. Tuy nhiên tuỳ vào loại mà chúng ta có cahs bảo quản thuốc siro khác nhau. Để biết cách bảo quản một loại thuốc siro nào đó thì chúng ta nên xem kĩ hướng dẫn sử dụng loại thuốc đó.

    1. Những lưu ý khi sử dụng thuốc siro

    Si rô là dạng hỗn dịch lỏng có vị uống dễ dàng nên rất thường được áp dụng đối với các loại thuốc cho trẻ em. Thuốc ho, thuốc kháng sinh, thuốc bổ,… tất cả đều được làm dạng lỏng để việc uống và chia liều lượng được dễ dàng.

    Chính do đối tượng sử dụng là trẻ nhỏ nên các bạn càng phải lưu ý hơn về quy tắc sử dụng. Bản thân mỗi loại thuốc đều đã ghi cách dùng cụ thể, một số loại có thể chỉ dùng trong 3-5 ngày là đã hết. Với những loại thuốc dùng ngắn ngày, lượng dùng 1 chai/lọ vừa đủ cho một đợt uống (ví dụ các loại kháng sinh) thì có lẽ các bạn sẽ không phải để tâm lắm về chuyện này.

    Song với các chai thuốc có thể tích lớn, thời gian dùng lâu, hoặc việc dùng bị gián đoạn, ngưng giữa chừng, sau đó tiếp tục dùng lại thì việc dùng các sản phẩm này thường chỉ nên kéo dài trong vòng dưới 1 tháng kể từ ngày mở nắp. Sau khoảng thời gian đó, mặc dù lượng thuốc có thể vẫn còn nhiều và chưa có dấu hiệu thay đổi chất lượng, song các bạn đừng nên tiếc mà hãy mua một sản phẩm mới nếu muốn tiếp tục sử dụng.

    2. Cách bảo quản thuốc siro


    Sau khi mở nắp lọ thuốc, ta bảo quản thuốc siro theo như hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng. Ở phần hạn dùng, nhà sản xuất sẽ ghi hạn dùng sau khi mở nắp, ngày hết hạn. Chúng ta dùng thuốc trong khoảng thời gian nhà sản xuất thuốc siro đã khuyến cáo.

    Đối với thuốc siro, hỗn dịch chứa kháng sinh, sau khi mở nắp,nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng thì có thể dùng được một tuần, còn nếu bảo quản thuốc siro ở nhiệt độ lạnh thì có thể dùng từ 10 đến 15 ngày.

    Đối vối thuốc siro, hỗn dịch không chứa kháng sinh, chỉ sử dụng trong 1 tháng sau khi mở nắp.

    Tuy nhiên, các thuốc sau khi mở nắp thì đã tiếp xúc với không khí, có thể bị oxy hóa, biến đổi cấu trúc và còn tùy thuộc vào cách chúng ta bảo quản thuốc siro nên khó nói chính xác thuốc dùng được bao lâu sau khi mở nắp.

    Nếu chúng ta quan sát thấy thuốc có mùi lạ, biến đổi màu sắc, hình dạng, trở nên đục, có cặn,… khác với dạng của thuốc lúc ban đầu thì ta nên dừng sử dụng thuốc đó cho dù vẫn còn hạn dùng. Ta chỉ nên dùng thuốc trong đợt điều trị, sau đó bỏ, không nên sử dụng thuốc kéo dài qua nhiều đợt điều trị. Để kiểm soát tốt, sau khi mở nắp, ta nên ghi ngày sử dụng trên vỏ thuốc để theo dõi, bảo quản được tốt hơn.

    Đối với thuốc dạng xirô hoặc dạng bột pha khi chưa sử dụng nên bảo quản thuốc siro ở nơi khô ráo, thoáng mát nhiệt độ dưới 300C, tránh ánh nắng mặt trời. Sau khi đã sử dụng thuốc siro  nhưng dùng không hết cũng phải bảo quản trong điều kiện như trên nhưng không nên để lâu quá 2 tuần bạn nhé. 

    Chúng ta hãy áp dụng triệt để đúng cách bảo quản thuốc siro sẽ giúp chúng ta dùng được lâu hơn và an toàn hơn.

  • More aboutcách bảo quản thuốc siro

    cách bảo quản thuốc nam

    Người đăng: Unknown

    Cách bảo quản thuốc nam

    Nhiều người cho rằng thuốc Nam được chế biến thành cao, viên nén, dung dịch hay trộn mật ong là có thể giữ được lâu. Thực ra, khi đã được chế biến như vậy mà không biết cách bảo quản thuốc nam  đúng cách, thuốc nam càng dễ bị mốc, hỏng. Uống thuốc khi đã hỏng như vậy không chỉ làm mất hiệu quả điều trị bệnh mà còn gây phản ứng xấu cho đường tiêu hoá. Vì vậy, khâu bảo quản  thuốc nam là không thể xem thường.

    Những các bảo vệ thuốc nam hiệu quả.

    Thuốc Nam dạng cao 

    Ở nhiệt độ quá cao, loại thuốc này dễ bị chảy nhuyễn, phân lớp hoặc lên men rồi hỏng. Cần phải cho những loại thuốc này vào lọ đậy thật kín, để nơi râm mát. Những ngày trời quá nóng hoặc nồm ẩm, phải cất trong tủ lạnh, ngăn cánh cửa.

    Thuốc Nam dạng viên nén 

     Sau khi hoàn thành viên phải sấy khô tới khi độ ẩm còn dưới 10%, để nguội, đóng vào túi polyetylen rồi hàn kín lại, không cho hơi ẩm của không khí tác động và để ở nơi khô mát.

    Ở dạng này, thuốc dễ hút ẩm. Nếu gặp môi trường ẩm thấp thì thuốc dễ bị mốc, đổi màu, vỡ vụn. Có thể cho thêm một viên vôi sống vào trong lọ để hút ẩm triệt để.

    Thuốc nam dạng dung dịch

    Là loại thuốc được chiết xuất từ thành phần thuốc Đông y, thêm chất chống mốc, chất thơm và dung dịch đường mía. Ở nhiệt độ cao, thuốc sẽ bị chua, đục và có thể bị chuyển mùi khác lạ. Tốt nhất nên cho thuốc vào lọ được rửa thật sạch, đựng thật đầy để trong lọ không còn không khí và cất ở nơi ít ánh sáng, nhiệt độ dưới 20 độ C.

     Một cách khác là cho thêm đường vào vào tới mức bảo hoà thành xiro làm cho nấm mốc không phát triển được.

    Tốt hơn hết cho thêm vào dung dịch thuốc chất chống mốc natri benzoat với tỷ lệ 1-2 phần nghìn so với sản phẩm (mỗi lít thuốc cho 1-2g); Chất này bạn có thể mua ở cơ sở chế biến dược phẩm hoặc cửa hàng bán nguyên liệu chế biến thực phẩm.

    Thuốc nam trộn mật ong 

     Do lượng mật ong trong thuốc khá nhiều mà bột thuốc hút mật ong khá mạnh nên dễ bị ẩm mốc và biến chất hoàn toàn. Cần phải cất giữ thuốc ở nơi cao ráo, khô thoáng và tránh côn trùng.

    Nhiều người nghĩ rằng thuốc Đông y ( thuốc Nam ) có tính lành, giúp bổ sung sinh lực, tốt cho sức khoẻ nên mua một lúc hàng chục thang để sắc uống dần. Trong đó, đa số chọn cách trữ thuốc trong tủ lạnh để bảo quản loại thuốc này. Tuy nhiên, theo các lương y, chuyên gia, cách bảo quản thuốc Đông y như vậy là không khoa học, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển và gây hại sức khoẻ. Cho nên chúng ta không nên bảo quản thuốc Nam trong tủ lạnh.

    Chúng ta vừa điểm qua các cách bảo quản thuốc nam rất đơn giản mà hiệu quả, sẽ giúp cho thuốc nam giữ được lâu hơn và không bị nấm mốc.
    More aboutcách bảo quản thuốc nam

    cách bảo quản thuốc bắc sau khi sắc

    Người đăng: Unknown

    Cách bảo quản thuốc bắc sau khi sắc

     Thuốc Bắc có nhiều công dụng hiệu quả, được nhiều người sử dụng từ ngàn xưa đến nay. Mỗi người dân khi mua thuốc bắc về thì đều phải tự biết sắc thuốc bắc, hoặc nhờ người khác sắc dùm. Bài hôm nay chúng ta nói về cách sắc thuốc bắc và cách bảo quản thuốc bắc sau khi sắc.

     

    Cách sắc thuốc và bảo quản thuốc bắc sau khi sắc.

    1. Về nước dùng để sắc thuốc: 


    dùng nước đun chín là tốt nhất vì nước này đã loại bỏ các khoáng chất có thể làm mất tác dụng của một số vị thuốc. Không nên dùng nước máy hoặc nước giếng vì đôi khi nước không đạt chuẩn hoặc là nước cứng. Thông thường lượng nước cho một thang thuốc 100g khoảng 500-600ml.


    2.Về dụng cụ sắc thuốc: 


    nên dùng ấm sắc thuốc chuyên dụng  không nên dùng nồi hoặc dụng cụ kim loại để sắc thuốc, như thế sẽ tránh được sự phân hủy của các hoạt chất, đặc biệt là tannin (chất chát) thường có trong cây cỏ. Đôi khi các kim loại còn có thể phối hợp với các thành phần trong dược liệu tạo thành các chất gây độc cho cơ thể.
    Dụng cụ sắc thuốc bắc

    3. Về thành phần của thang thuốc: 


    một thang thuốc thường có nhiều vị thuốc phối ngũ với nhau. Trong đó có thể có loại dễ tan, có loại khó tan trong nước, có loại rất dễ bay hơi ở nhiệt độ cao như tinh dầu, có loại mỏng manh, nhẹ thường dễ nổi lên trên như các loại hoa lá, có loại cứng chắc như rễ củ, loại nặng hay bị chìm xuống đáy siêu như các khoáng vật, xương động vật.

     Do đó khi sắc cần chú ý, không phải đổ tất cả vào siêu một lượt, mà ở đây trách nhiệm của người bán thuốc là ghi chú và căn dặn người bệnh kỹ càng, thuốc nào cho vào sắc trước, thuốc nào cho sau, loại có tinh dầu dễ bay hơi chỉ cho vào sau cùng trước khi bắc xuống, có loại cần phải cho vào túi vải để không làm khét đáy siêu như thạch cao.

     Trong thang thuốc đôi khi còn có những vị thuốc quý như “sâm, nhung, quế, sừng tê...” thường được tán thành bột gói riêng và dặn bệnh nhân nên cho vào chén thuốc trước khi uống để tránh hao hụt trong quá trình sắc thuốc.

    4. Về thời gian và nhiệt độ sắc thuốc:


     trước khi cho vào siêu nên xem lại thang thuốc, vị nào để riêng, vị nào đã được sao tẩm, các vị thuốc lá nên rửa nhanh dưới vòi nước cho sạch rồi hãy cho vào siêu.
    - Nếu là thang thuốc giải cảm thường được sắc nhanh với lửa to và sắc một lần khi sôi thì rót ra uống lúc thuốc còn ấm nóng, để lấy khí giúp ra mồ hôi và không bị mất tinh dầu như bạc hà, kinh giới, tía tô.

    - Nếu là thang thuốc chữa bệnh hoặc thuốc bổ như đương quy, nhân sâm, bạch truật, hà thủ ô... cần lấy vị nên sắc chậm với lửa riu riu cho thuốc sôi âm ỉ nhưng không trào ra ngoài, thời gian sắc 50-60 phút, rót lấy nước thứ nhất và sắc nước thứ hai cách cũng giống như nước thứ nhất. Hòa hai nước lại với nhau uống, hoặc có thể cô đặc lại rồi chia hai lần uống trong ngày.

    5.  Cách bảo quản thuốc bắc sau khi sắc


    Thuốc Bắc phần lớn được làm từ cây cỏ, có chứa các hoạt chất vì thế nếu sắc thuốc bắc rồi cô đặc trong nước, thuốc sẽ dễ bị vi sinh vật xâm nhập làm hỏng. Nhiều người sắc thuốc Bắc rồi cô đặc lại, đóng chai để bảo quản nhưng chỉ sau ít ngày là bị mốc, hư hỏng không dùng được. Kể cả thuốc hoàn (viên) để cũng bị mốc và hỏng. 

    Nếu độ ẩm quá 12% hoặc gặp lúc thời tiết ẩm ướt (độ ẩm không khí trên 80%), thuốc dễ bị nhiễm nấm mốc trở nên hư hỏng, không dùng được. Nếu cứ dùng sẽ gây hại cho sức khoẻ.

    Để bảo quản thuốc bắc, đối với thuốc lỏng, muốn bảo quản được lâu dài phải cho thêm đường tới mức bão hoà (không tan thêm được nữa) thành xirô thì nấm mốc sẽ không phát triển được.

    Tốt hơn hết cho thêm vào dung dịch thuốc chất chống mốc natri benzoat với tỷ lệ 1-2 phần nghìn so với sản phẩm (mỗi lít thuốc cho 1-2g). Chất này bạn có thể mua ở cơ sở chế biến dược phẩm hoặc cửa hàng bán nguyên liệu chế biến thực phẩm.

    Vừa rồi chúng ra đã biết cách sắc thuốc bắc và bảo quản thuốc bắc sau khi sắc như thế nào rồi. Chúc mọi người làm thành công.

  • More aboutcách bảo quản thuốc bắc sau khi sắc

    cách bảo quản thuốc hạ sốt nhét hậu môn

    Người đăng: Unknown

    Cách bảo quản thuốc hạ sốt nhét hậu môn

    Dùng thuốc hạ sốt nhét hậu môn cho trẻ sơ sinh khi bị sốt cao, mà trẻ không thể uống thuốc trực tiếp hoặc không nên bằng cách uống thuốc thì mới dùng viên hạ sốt. Thuốc sẽ chuyển sang dạng lỏng ở nhiệt độ cao, vậy cách bảo quản thuốc hạ sốt nhét hậu môn như thế nào.

    Cách dùng thuốc hạ sốt nhét hậu môn cho trẻ.

     Khi đặt thuốc cho trẻ, phụ huynh cần rửa tay sạch bằng xà phòng, tháo bỏ bao thuốc, đặt trẻ nằm nghiêng một bên ở tư thế gối gập vào bụng. Một tay giữ mông và bộc lộ vùng hậu môn, tay còn lại nhẹ nhàng đặt thuốc vào hậu môn của trẻ cách hậu môn khoảng 1 cm (khoảng cách này giúp thuốc hấp thu tốt nhất, thuốc không phải chuyển hóa qua gan), đầu nhọn vào trước. Động tác cuối cùng là khép giữ hai nếp mông trẻ để thuốc không rơi ra ngoài trong 2 - 3 phút.

    Khi dùng thuốc đặt hậu môn cho trẻ cần lưu ý thuốc phải được bảo quản ở nhiệt độ lạnh, nên để trong ngăn mát tủ lạnh với nhiệt độ từ 2oC - 8 oC. Tốt nhất trước khi dùng nên để vào đá hay ngăn mát tủ lạnh vài phút để bảo đảm đủ độ cứng, dễ dàng đưa thuốc vào trực tràng.

    Phụ huynh nên dùng đúng liều, không nên dùng đồng thời thuốc đặt có chung tác dụng với thuốc uống vì sẽ gây ngộ độc do quá liều. Thuốc đặt hậu môn có hiệu quả tương đương với thuốc uống và thời gian có tác dụng chậm hơn thuốc uống. Thuốc có thể gây ngứa tại chỗ, gây tiêu chảy nếu dùng nhiều lần hoặc khoảng cách quá gần.

    Không dùng thuốc đặt hậu môn cho trẻ đang bị tiêu chảy, viêm da vùng hậu môn - trực tràng, hoặc đang chảy máu hậu môn. Không dùng cho trẻ thường bị táo bón hoặc đang có bệnh lý vùng hậu môn vì ảnh hưởng tới sự hấp thu của thuốc, làm giảm tác dụng của thuốc.

    Tác dụng thuốc hạ sốt nhét hậu môn

    thuốc hạ sốt nhét hậu môn sau khi được đưa vào cơ thể thì sẽ chuyển sang dạng lỏng và giải phóng hoạt chất giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể. Nó được dùng để hạ sốt cho trẻ em khi trẻ em bị sốt trong những trường hợp như mọc răng, bệnh ...

    Tác dụng phụ thuốc hạ sốt nhét hậu môn và một số lưu ý.

    Thuốc hạ sốt đặt hậu môn dùng lâu ngày có thể gây viêm trực tràng

    Thuốc dạn thường gây ngứa hậu môn khiến trẻ khó chịu và hay són phân.

    Thuốc viên đạn dễ gây nhiễm khuẩn hậu môn, làm hậu môn của trẻ sưng tấy, đau rát

    Nếu quá liều có thể gây ngộ độc hoặc lờn thuốc.

    Thuốc hạ sốt đặt hậu môn chỉ nên dùng đối với trẻ nôn ói nhiều, đang co giật hoặc trẻ đang ngủ mà không muốn đánh thức trẻ dậy thì có thể dùng thuốc nhét hậu môn.

    Cách bảo quản thuốc hạ sốt nhét hậu môn

    Cách bảo quản thuốc hạ sốt nhét hậu môn là vì thuốc có dạng viên nén cho nên cần bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Tránh để những nơi ẩm thấp có thể gây mốc. Tránh xa tầm tay trẻ em.

  • More aboutcách bảo quản thuốc hạ sốt nhét hậu môn